Yến sào có thực sự tốt với mẹ bầu không?

Ăn yến sào có tốt không? Mẹ bầu ăn yến sào có tốt không? Đây chắc hẳn là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Trong bài viết này, Yến sào Hảo Thư sẽ trả lời câu hỏi đó cho các mẹ bầu nhé.

1. Tác dụng của tổ yến với phụ nữ mang thai

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt thai kỳ

Như đã giới thiệu ở các bài viết trước, thành phần dinh dưỡng trong yến sào vô cùng phong phú. Thành phần đạm lên đến 50-60% cùng với các axit amin, vitamin và nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn yến sào có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh….

Vì vậy yến sào phù hợp cho mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người già, từ phụ nữ tới cánh mày râu, từ người ốm bệnh đến người khỏe mạnh. Đặc biệt với bà bầu là đối tượng cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất thì bố sung yến sào là cần thiết, giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Giảm triệu chứng ốm nghén

Trong những tháng đầu thai kỳ, hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, ngủ kém,…Điều này làm gia tăng nguy cơ thiếu chất khi mang thai. Ăn tổ yến sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi, ngủ ngon giấc, kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn, mẹ khỏe hơn nên sẽ giảm các triệu chứng khó chịu.

Ngăn ngừa rạn da, thâm nám

Do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai nên làn da trở nên xấu đi là nỗi niềm của không ít mẹ bầu. Trong tổ yến có threonine giúp hình thành collagen cũng như elastin. Đây là 2 hợp chất quan trọng duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ, mịn màng cho mẹ bầu. Đặc biệt phải kể đến acid syalic và Tyrosine là những thành phần chính có tác động phục hồi nhanh chóng các tổn thương khiến những vết thâm nám, rạn da nhanh chóng biến mất. Đồng thời chúng còn kích thích khả năng sinh sản hồng cầu vừa khiến làn da tươi nhuận hồng hào tràn đầy sức sống.

Rạn da khi mang thai

Tăng sức đề kháng

Sức khỏe của mẹ bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Bởi vậy, nếu cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng của mẹ bầu vô cùng dễ bị suy yếu. Hoạt chất aspartic acid có trong tổ yến có tác dụng tạo globulin để nâng cao tình trạng sức khỏe cho bà bầu. Chỉ khi mẹ bầu được khỏe mạnh thì thai nhi mới được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Giảm stress

Bổ sung tổ yến trong thời kỳ mang thai sẽ giúp mẹ  bầu tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, giảm nguy cơ trầm cảm, đồng thời thúc đẩy cơ thể hồi phục nhanh sau sinh. Do trong tổ yến chứa acid amin Trytophan, đây cũng là một tiền chất của Serotonin và Melatonin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ và giúp cân bằng chất Nitrogen cho mẹ bầu.

Giảm nguy cơ tiền sản giật

Các Acid Amin và Glycine có trong yến sào làm giảm nguy cơ tiền sản giật- một căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở bà bầu. 

Thanh nhiệt, chống viêm

Mẹ bầu cần bổ sung lượng lớn sắt và canxi ở dạng viên uống tổng hợp. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón, ợ nóng,… Kết hợp dùng tổ yến cùng chế độ ăn hàng ngày giúp thanh nhiệt, chống viêm hiệu quả trong thai kỳ. 

Giảm triệu chứng đau nhức

Do mẹ bầu tăng cân nhanh trong khoảng thời gian ngắn, khiến cột sống phải gánh thêm một số trọng lượng đáng kể nên hay gặp tình trạng đau nhức mỏi lưng, chân,… Khoáng chất có trong tổ yến có tác dụng tăng hoạt động mạch máu. Song song, sẽ giảm thiểu tối đa sự chèn ép lên những dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức trong một số tháng cuối thai kỳ.

mẹ bầu gặp tình trạng đau nhức mỏi lưng

Giúp thai nhi phát triển não bộ

Thai nhi rất cần glycine và alanine để phát triển hoạt động của não bộ. Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine có nhiệm vụ cần thiết duy trì hoạt động đưa truyền thần kinh, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và giúp bé thông minh hơn.

2. Sử dụng tổ yến đúng cách cho bà bầu như thế nào?

Từ 1 – 3 tháng: Không bắt buộc dùng yến sào nhưng cũng chưa có nghiên cứu chống chỉ định. Thời kỳ này, thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cung cấp nhiều dưỡng chất sẽ chưa hấp thụ được hết dẫn tới lãng phí tiền của.

Từ 4 – 7 tháng: dùng khoảng 90gr yến sào mỗi tháng, 5gr/ngày. Giai đoạn này, bé bắt đầu nghe được âm thanh xung quanh. Hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành, thai nhi giờ đã có khả năng chuyển động. Bởi thế, bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ này là điều khá quan trọng.

Tháng 8 – 9: Liều lượng yến sào bổ sung cho cơ thể lúc này phải giảm xuống, khoảng 60gr mỗi tháng, 4gr/ngày. Cách dùng tương tự như phía trên.

3. Cách chế biến

Yến sào chưng đường phèn hoặc chưng nước dừa là cách chế biến đơn giản và phù hợp nhất đối với bà bầu, tốt hơn khi chưng yến nên thêm vài lát gừng sẽ giúp trung hòa tính mát của tổ yến. 

Ngoài ra, cháo tổ yến thịt băm (gà/lợn/bò) hoặc tổ yến hầm chim bồ câu/ gà ác cũng là những món ăn rất bổ dưỡng và ngon miệng dành cho mẹ bầu, giúp cung cấp tối đa chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Không thể bỏ qua nữa là các món chè tổ yến: yến chưng hạt sen, yến chưng tứ bảo, …

Tham khảo thêm: 15 cách chế biến & chưng yến sào ngon bổ dưỡng và hấp dẫn không thể chối từ

Chim câu hầm tổ yến

4. 10 Lưu ý dành cho bà bầu khi sử dụng yến sào

  • Khi mới bắt đầu sử dụng yến sào, mẹ bầu phải thử một lượng nhỏ để xem cơ địa có sự phản đối chất mới hay không rồi mới tăng lượng lên từ từ. Nếu như có bất kì triệu chứng nào thì các mẹ nên dừng ngay việc uống yến lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nếu khỏe mạnh mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn yến sào từ tam cá nguyệt đầu tiên và ăn một cách thường xuyên, đều đặn.
  • Không quá lạm dụng yến sào vì nó không thể cung cấp toàn bộ một số chất dinh dưỡng cơ thể cần. Mẹ bầu vẫn nên bắt buộc có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ 1 tiếng đồng hồ và phải ăn lúc bụng đói.
  • Tránh dùng yến sào trước bữa chính vì bạn sẽ bị no cũng như ngấy, không ăn được nữa.
  • Mẹ bầu nên ăn yến chưng ngay lúc còn nóng để hấp thu dễ hơn. Sau lúc ăn xong cần nằm nghỉ ngơi, tránh vận động để cơ thể hấp thu hoàn toàn.
  • Đối với những mẹ có sức đề kháng yếu, cần bắt đầu ăn yến từ tháng thứ 3 thai kì trở đi. Bởi lúc này, thai nhi đã ổn định hơn bắt buộc tính hàn sẽ không ảnh hưởng khá nhiều đến bé.
  • Với bà mẹ tăng quá nhiều cân, thừa chất, không nên sử dụng. Với những trường hợp hay lạnh bụng, cần suy nghĩ kĩ trước khi bổ sung.
  • Khi chế biến yến sào cho bà bầu cần an toàn, đảm bảo vệ sinh và giữ lại nhiều dưỡng chất nhất.
  • Nên chọn mua yến sào tại một số cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tham khảo thêm:

Bỏ túi 10 kinh nghiệm hay chọn mua yến sào chuẩn cho bạn

Mách bạn thương hiệu yến sào uy tín

Chia sẻ