Tìm hiểu về các loại yến sào qua 9 Tiêu chí Phân loại yến sào có thể bạn chưa biết

Yến đảo? Yến nuôi? Siro yến sào? Yến sào cung đình? Yến sào trùng thảo? Yến sào tâm sen? Yến sào táo đỏ? …Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các loại yến sào khác nhau, hãy cùng Yến Sào Hảo Thư điểm danh các tiêu chí phân loại nhé, để giúp quý khách biết được thực sự mình phù hợp với loại nào.

1. Dựa theo nguồn gốc: yến đảo & yến nhà

Yến đảo sinh sống trong các hang động, vách đá cheo leo gần biển, được những người thợ chuyên nghiệp khai thác. Đặc điểm của môi trường đảo: thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao.

Yến nhà (hay còn được gọi là yến nuôi): được nuôi trong những căn nhà nuôi yến, với hệ thống thiết bị dẫn dụ và thiết bị tạo môi trường nhiệt độ và độ ẩm gần giống như ở đảo, hang động.

Mặc dù gọi là yến nuôi không chính xác lắm, vì chủ nhà yến không ‘chủ động’ được việc cho yến ăn, chúng đều bay hàng trăm cây số mỗi ngày để tự tìm kiếm thức ăn (các loài côn trùng đang bay) trong tự nhiên, nên hàm lượng dinh dưỡng cũng sẽ không chênh lệch quá nhiều giữa yến đảo và yến nuôi.

2. Dựa theo thời gian thu hoạch của tổ yến

Như trong bài 101 điều cần biết về tổ yến sào có đề cập, có 3 thời điểm người ta khai thác tổ yến

-Lúc chim yến làm xong tổ nhưng chưa đẻ trứng

-Lúc chim yến đã đẻ trứng nhưng trứng chưa nở và

-Chim non đã trưởng thành, bay đi, thu hoạch tổ yến khi chim bố mẹ chưa đẻ lứa tiếp theo.

Vì vậy, dựa vào thời điểm thu hoạch tổ yến mà phân loại được tổ yến non, hay tổ yến già.

Là người kinh doanh yến sào, và thường xuyên chưng yến, mình đã từng 1 lần ăn thử loại tổ yến non. Trông thì trắng sạch (vì chưa bị dính phân chim) tuy nhiên, khi chưng lên, sợi yến mềm, không được dai, giòn, đanh sợi như tổ yến già. Chưng kỹ quá, còn bị hiện tượng tan vào nước yến chưng.

Tổ yến già thì trải qua quá trình trứng yến nở thành chim, trưởng thành và có dính phân chim, lông chim, có mùi tanh đặc trưng của tổ yến.

3. Dựa theo độ sạch của tổ yến

Cơ bản có thể phân loại thành

  • Tổ yến thô: là tổ yến nguyên thủy như khi vừa khai thác, còn nguyên những tạp chất, phân chim, lông chim lẫn trong tổ yến. Tùy từng đợt khai thác và thời điểm khai thác mà có những lô tổ yến thô trông khá sạch sẽ và ít bị dính tạp chất, lông chim. Nếu lựa chọn tổ yến thô, ưu điểm là giá sẽ rẻ nhất, nhưng cũng đòi hỏi kinh nghiệm của người tinh chế yến, vì đôi khi tiết kiệm 1 chút nhưng nếu đãi yến, nhặt yến không khéo, lại bị ‘hao đi’ một lượng kha khá.
  • Tổ yến sơ chế: từ tổ yến thô được rút lông thủ công và loại bỏ các tạp chất. Vẫn còn giữ nguyên vẹn hình dáng của tổ yến ban đầu nhưng về cơ bản sạch tới 99%.
  • Tổ yến tinh chế: đã được ngâm nước, và loại bỏ các tạp chất và lông, và được tạo khuôn mới tùy các hình dạng khác nhau rồi đem sấy khô và đóng gói.

Với yến đã tinh chế, người dùng chỉ việc ngâm nước chừng 30-60 phút cho sợi yến ngấm nước, mềm hơn trước khi chưng yến.

4. Dựa theo hình dạng tổ

Bề mặt nơi chim làm tổ cùng cách khai thác khác nhau sẽ tạo ra các tổ khác nhau.

  • Tổ yến dạng cup: có hình dạng tổ yến nguyên thủy. Vì bề mặt nơi chim làm tổ bằng phẳng (dù ở hàng hay trong nhà yến), và người thợ khai thác yến cắt sát 2 đầu chân bám.
  • Tổ dạng tam giác: tổ bị thiếu 2 đầu chân. Tổ được xây nơi góc 2 bức tường nhà nên có hình tam giác, hoặc khi khai thác phần chân tổ bị gãy.

Chân tổ: Là một phần nhỏ của tổ yến, nơi tổ bám vào bề mặt. Phần chân tổ rất dày và cứng, kích thước nhỏ.

5. Dựa theo màu sắc yến

Hiện nay có 3 màu sắc yến phổ biến nhất là bạch yến, hồng yến và huyết yến.

 

  • Bạch yến là loại tổ yến có màu trắng, là loại yến thông dụng và thường thấy nhất trên thị trường hiện nay.
  • Hồng yến có màu vàng cam.
  • Huyết yến có màu đỏ tươi. Theo dân gian, màu sắc của hồng yến và huyết yến là do chim yến không đủ nước bọt nên đã sử dụng máu của mình để xây tổ. Có những giả thuyết khác cho rằng màu của tổ yến là do nguồn thức ăn. Sau này, theo nghiên cứu khoa học thì màu sắc hồng, đỏ của tổ yến có được là do sự tương tác lên men hóa học giữa nước bọt của chim yến với các khoáng chất trên vách đá hang động.

Hiện nay, chưa có 1 bằng chứng nào rõ ràng về hàm lượng dinh dưỡng của hồng yến, huyết yến cao hơn với bạch yến. Tuy nhiên, do sự khan hiếm của huyết yến, bạch yến mà giá thành của chúng đội lên nhiều so với bạch yến.

6. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ

Mặc dù hầu hết các tổ yến ăn được đều bắt nguồn từ các nước Đông Nam Á, tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và khí hậu ở từng quốc gia lại khác nhau; biện pháp thu hoạch yến sào của từng nơi cũng không giống nhau. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tổ yến.

  • Yến sào Indonesia: Việc khai thác yến sào tự nhiên đã phát triển ở Indonesia từ thế kỷ 14-15. Số lượng các nhà yến ở Indonesia đã tăng lên 200,000 nhà yến (dữ liệu 2015)
  • Yến sào Malaysia: có từ thế kỷ 19 (khoảng 100 năm) và đến 2015, ước chừng 100,000 nhà yến.
  • Yến sào Thái Lan: có khai thác yến sào từ thế kỷ 17-18. Số lượng yến sào từ các hang động vẫn còn lớn hơn – 300 tấn – so với nhà yến – 100 tấn. Tuy nhiên, sản lượng từ nhà yến bên Thái Lan đang tăng lên nhờ chủ nhà chăm sóc và bảo quản tốt hơn.
  • Yến sào Philippines
  • Yến sào Việt Nam: việc khai thác từ thế kỉ 19 từ các đảo yến Cù Lao Chàm –Hội An và Khánh Hòa, số lượng các nhà yến ước chừng hơn 2,000 (dữ liệu 2015) với sản lượng ước tính chừng 5 tấn yến sào.

Theo thống kê tổng hợp được, Indonesia là nước sản xuất lớn nhất Đông Nam Á, xuất khẩu khoảng 2.000 tấn mỗi năm, rồi đến Malaysia 600 tấn và Thái Lan thứ 3. Philippines 5 tấn mỗi năm, là nước sản xuất ít nhất.

7. Dựa theo cách thức đóng gói, chế biến

  • Tổ yến sào: tổ yến còn nguyên thô, sơ chế hoặc đã tinh chế.
  • Yến tinh chế tươi: tổ yến được tinh chế ở dạng tươi, bảo quản trong ngăn đá trước khi sử dụng.
  • Nước Yến chưng: đã được chế biến, bổ sung các thành phần như táo đỏ, kỳ tử, long nhãn, đường phèn…tùy theo khẩu vị của người dùng.

8. Dựa theo các thành phần chế biến từ Yến sào

  • Siro yến sào: là một dạng thực phẩm chức năng mà trong đó yến sào chỉ là 1 thành phần nhỏ, cùng với các chất bổ khác giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Được các thương hiệu đóng gói trong các tuýp nhỏ tiện lợi cho mỗi lần dùng.
    • Yến sào hồng sâm
    • Yến sào trùng thảo
    • Yến sào tâm sen
    • Yến sào chùm ngây
    • Yến sào sữa non
  • Bánh yến sào: loại bánh được yến sào khánh hòa chế biến, nhưng chỉ với 1 tỷ lệ yến sào rất nhỏ, chiếm 1,6%.
  • Nước yến sào (hay còn được gọi là yến chưng): được đóng lọ có bảo quản, sử dụng tiện lợi. Có loại có đường và dành cho người tiểu đường.
  • Cháo yến, súp yến: được chế biến từ yến sào.
  • Dạng bào chế
    •  Viên ngũ cốc yến sào

9. Các loại yến chưng phổ biến

Trong 1 bài khác, chúng tôi sẽ có bài chi tiết hơn về cách thức hướng dẫn cách chưng các loại yến. Những loại yến chưng phổ biến, có thể kể tên:

  • Yến sào nhân sâm
  • Yến sào hạt chia
  • Nước yến sào nha đam
  • Nước yến sào collagen
  • Yến sào táo đỏ long nhãn
  • Yến sào chưng đường phèn

Vậy giờ là bạn đã biết mình đang tìm loại yến nào cho nhu cầu của bạn chưa? Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại inbox cho Yến Sào Hảo Thư nhé. Trong các bài tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về cách thức chưng yến ngon.

Chia sẻ