Hướng dẫn chi tiết cách làm yến sào nhanh mà không bị hao

Dùng tổ yến đã tinh chế từ Yến Sào Hảo Thư, bạn yên tâm về độ an toàn và giá cả rất hợp lý, tương đương với việc mua tổ yến thô và trả thêm vài trăm nghìn tiền công nhặt yến vậy. Tuy nhiên, nếu bạn có mắt tinh và tay nhanh, thêm tính cẩn thận, tỉ mỉ và muốn tự tay nhặt yến thì chúng tôi chia sẻ bạn cách thức tinh chế tổ yến thô thành yến tinh như chính những sản phẩm mà Yến Sào Hảo Thư đang làm, vừa nhanh lại không bị hao.

1. Dụng cụ làm yến sào cần có

  • Nhíp (để gắp yến)
  • Rây lỗ nhỏ (để lọc yến khỏi các tạp chất)
  • Bát tô/chậu (ngâm tổ yến)
  • Bát tô nhỡ màu trắng đựng nước sạch.
  • Đĩa trắng đựng yến

Trong những dụng cụ làm yến sào này, chắc khó tìm nhất là loại nhíp gắp yến giúp bạn ‘tăng hiệu suất’. Tham khảo thêm các loại nhíp sau nhé.

2. Các bước tinh chế tổ yến thô thành yến tinh chế sạch

Bước 1: Ngâm tổ yến trong bát nước sạch & mát trong 1-2 tiếng

Bật mí: bạn có thể sử dụng thêm sục ozone để tăng tốc quá trình lọc các tạp chất, lông chim ra khỏi các tổ yến.

Lưu ý: tuyệt đối không ngâm bằng nước nóng, sẽ làm mất chất dinh dưỡng của tổ yến, vì còn phải lọc nhiều suốt quá trình tinh chế.

Đây là giai đoạn để bạn có thể phân biệt được dễ dàng ‘tuổi đời’ của tổ yến thô mà bạn mua đấy. 

Nếu là tổ yến non, thu hoạch sớm khi chim yến bố mẹ vừa làm tổ, mà chưa kịp đẻ trứng hoặc mới được 1 lứa mà chim non chưa trưởng thành. Sợi yến sẽ rất nhanh mềm, không dai, thậm chí còn hơi nhớt. 

Nếu là tổ yến già, sẽ lần nhiều tạp chất như những hạt sạn (bám vách tường nhà yến nuôi) trong quá trình khai thác bị lẫn vào. Hoặc lông chim, lông tơ đan xen vào tổ yến. Thậm chí có cả những vết ố lâu ngày khi tổ chim được hình thành. Tổ yến càng già thì thời gian ngâm nước cần lâu hơn, nhưng bù lại, sợi yến dài, đanh và hứa hẹn sẽ rất ngon, dôi.

 

Bước 2: Vớt ra và làm sạch từng phần, lọc các tạp chất, lông chim

Bật mí: Một chiếc nhíp tốt trong trường hợp này sẽ giúp bạn cải thiện được ‘năng suất’ nhặt yến cùng những đồ đựng bát, đĩa màu trắng sứ, giúp bạn nhanh chóng ‘nhận diện’ được các thủ phạm tạp chất để nhặt, lọc.

Nguyên tắc lọc tạp chất, lông chim: từ to tới nhỏ

Sau khi lọc được 1 lượt, bạn lại cho nước lạnh vào yến đã lọc để cho các tạp chất nhẹ nổi lên, nhờ đó chắt lại yến nhanh hơn những tạp chất, lông chim.

Tuy nhiên, yến sào vẫn còn chứa rất nhiều những tạp chất nhỏ trong giai đoạn này.

Bước 3: Lọc tạp chất, lông chim nhỏ một cách tỉ mỉ, từng phần

Bạn đang đi hơn nửa chặng đường rồi, hãy cố lên, đây là lúc thử tài ‘tỉ mỉ’ và kiên trì của bạn đấy. Để nhìn ‘núi’ việc không nản, hãy chia đĩa yến sào thành những phần nhỏ, và làm sạch từng phần.

Khi nào đĩa yến của bạn trắng ngần như thế này, nghĩa là bạn sắp hoàn thành rồi đó

Đây là giai đoạn làm đâu sạch đó. Đừng bỏ sót dù là 1 sợi lông chim nhỏ, hay 1 hạt sạn đen..bởi vì khi yến được chưng lên, bạn sẽ ăn thấy lạo xạo trong miệng liền. Hoặc trông màu của bát yến chưng không được trong mà bị vẩn đục.

Bước 4: Vắt khô yến qua rây, sấy thành yến sào khô hoặc đóng gói trong túi thành yến sào chưng để bảo quản trong tủ lạnh

Tùy vào mong muốn bảo quản và lượng yến sào bạn đã tinh chế, bạn có thể vắt khô, tạo khuôn và sấy khô, hoặc chia thành những túi nhỏ buộc kín (zip, hoặc dây thun) bảo quản trong ngăn đá để được lâu.

Sử dụng túi zip hoặc các túi nylon để phân chia yến tươi vừa tinh chế xong, bảo quản ngăn đá nhé

Đối với yến tươi, bạn nên nhả đá trước tầm 30-60 phút trước khi bắt đầu chưng.

Còn với yến sào khô, bạn cũng cần ngâm nước lạnh trước 30-60 phút chương khi chưng.

Mời bạn ghé thăm bài về Các cách chưng yến để có được một bữa yến ngon, bổ dưỡng tại đây.

Chia sẻ