Cách sử dụng yến sào hiệu quả

Yến sào vốn được mệnh danh là đệ nhất bát trân (8 món ăn quý nhất của người Việt Nam) thời xa xưa và vẫn giữ vững ngôi vị cho đến hiện nay, với 31 nguyên tố vi lượng cần thiết giúp cho sự phát triển trẻ em và người lớn tuổi. Yến sào chứa hàm lượng Protein cao, thêm nữa còn có 18 loại Acid Amin giúp tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.

Yến thô nguyên tổ

Yến sào có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, có khả năng tái tạo da, chống lão hóa, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị (tuy vậy, yến sào không có chức năng thay thế thuốc)… Yến sào là một trong số ít thực phẩm bổ dưỡng, lành tính mà lại phù hợp với mọi đối tượng như:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ khỏe mạnh, muốn làm đẹp.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh.
  • Người lớn tuổi.
  • Người bệnh trong quá trình điều trị.
  • Người khỏe mạnh nên dùng yến sào đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Để không lãng phí nguồn dinh dưỡng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về cách dùng tổ yến sao cho hiệu quả nhất. Yến sào Hảo Thư sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

1. Nên dùng yến sào lúc nào tốt nhất?

Thời điểm dùng yến sào tốt nhất là khi bụng đói, bạn có thể dùng vào sáng sớm trước bữa ăn sáng 1 giờ đồng hồ hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ, bởi khi bụng rỗng là lúc cơ thể hấp thu được đầy đủ nhất chất dinh dưỡng có trong yến sào.

2. Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?

Dù là trẻ con, người già hay bất kỳ ai thì nguyên tắc đầu tiên bạn cần biết đó là nên dùng yến sào đều đặn hàng ngày với lượng phù hợp theo lứa tuổi, thay vì thỉnh thoảng dùng một lượng lớn. Bởi cơ thể không thể hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong yến sào nếu một lần bạn ăn quá nhiều, điều này cũng gây nên sự rất lãng phí. Bạn nhớ nhé, Yến sào dùng thường xuyên và lâu dài mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Yến chưng tươi

Liều lượng dùng cho trẻ em

Trẻ dưới 1 tuổi: lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng có trong yến sào, bởi vậy trẻ dưới 12 tháng chưa nên dùng yến sào.

Trẻ 1-3 tuổi: đây là giai đoạn trẻ đang hoàn thiện hệ miễn dịch, rất cần bổ sung yến sào để tăng sức đề kháng, lượng khuyến khích là 1-2g yến tinh/ ngày.

Trẻ từ 3-10 tuổi: giai đoạn này trẻ cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển cả thể chất và trí tuệ, chính vì vậy ăn yến sào sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ, trẻ có thể dùng 2-3g yến tinh/ngày.

Liều lượng dùng cho phụ nữ mang thai

Tổ Yến chứa nhiều nguyên tố vi lượng, là nguồn dinh dưỡng bổ sung hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Trytophan sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh… Các mẹ bầu nên chú ý cách dùng qua từng giai đoạn phát triển thai nhi:

Giai đoạn 1-3 tháng

Hiện tại, chưa có nghiên cứu chính xác nào về việc mẹ bầu có nên ăn yến trong giai đoạn này hay không. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm do ốm nghén, ăn ngủ không ngon, mệt mỏi, vì vậy mẹ nên cân nhắc việc ăn hay không nên ăn yến tránh việc không hấp thụ được dinh dưỡng từ yến sào gây lãng phí “ví tiền” của mẹ.

Giai đoạn 4-9 tháng

Mẹ bầu nên bắt đầu ăn thử với 1-2gram sau đó tăng lên 3-5g yến tinh chế/ngày

Liều lượng dùng cho người lớn tuổi, người bệnh

Tháng đầu tiên nên dùng đều đặn 5gr yến tinh/ngày, một tháng không quá 150g yến tinh. Từ tháng thứ 2 trở đi dùng cách ngày, một tháng dùng không quá 90g.

3. Nguyên tắc chưng yến sào 

Khi chưng yến bạn cần lưu ý nguyên tắc gia nhiệt từ từ, chưng cách thủy chứ không nấu yến trực tiếp, khi nước trong nồi chưng sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu, không để nước sôi quá 100 độ C; chưng yến ở nhiệt độ cao cũng làm mất chất dinh dưỡng trong yến sào.

Do tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến nên khi sơ chế nếu bạn ngâm tổ yến quá lâu trong nước hoặc chưng lâu thì yến sẽ tan ra trong nước, gây hao phí và mất chất dinh dưỡng quý giá của tổ yến.

Nếu yến chưng cùng các nguyên liệu khác thì cần chưng yến riêng theo nguyên tắc trên, các nguyên liệu khác nấu chín riêng, sau đó mới trộn vào chung để dùng.

Bạn cũng lưu ý, dùng nhiều đường phèn để chưng yến cũng là nguyên nhân làm giảm tác dụng của yến sào.

4. Bảo quản yến đúng cách

Với yến thô/ yến tinh chế, bạn nên cất giữ nơi khô thoáng, để trong hộp kín tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp (do năng lượng ánh sáng mặt trời có thể phá hủy cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến)

Với yến tươi (là tổ yến thô đã ngâm nở và nhặt sạch tạp chất) cần vắt khô nước, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được một tuần, hoặc ngăn đông được 6 tháng đến 1 năm. Để tiện lợi cho mỗi lần chưng thì bạn có thể chia nhỏ yến tươi vào các túi/ hộp nhỏ lượng phù hợp.

Bảo quản sai cách sẽ gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Nếu bề mặt tổ yến chuyển màu đen, tức là tổ yến đã bị vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng thì bạn không nên sử dụng nữa để tránh nguy hại cho sức khỏe. 

Yến tươi

 Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã biết được cách sử dụng yến sào hiệu quả nhất rồi phải không? Chúng tôi tin rằng bạn luôn là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn được nơi bán uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý.

Chia sẻ